Trong một ngôi nhà, bếp giữ vai trò quan trọng giúp giữ lửa và là nơi gia đình có thể tụ họp, ăn uống ấm cúng. Theo phong thủy nhà bếp thì đây là nơi có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, tài lộc và vận mệnh của cả gia đình. Chính vì vậy phong thủy nhà bếp mang ý nghĩa quan trọng trong tổng thể phong thủy nhà ở. Việc thiết kế phong thủy nhà bếp đúng cách sẽ giúp mang lại nhiều may mắn, tài lộc, sức khỏe cho gia đình. Thiết kế nhà bếp theo phong thủy cũng cần phải có nguyên tắc sao cho đúng và chuẩn nhất. Vậy nguyên tắc thiết kế phong thủy nhà bếp như thế nào? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Mục lục
Nguyên tắc thiết kế phong thủy nhà bếp theo hướng
Đầu tiên cần xem xét đến chính là hướng nhà bếp. Hướng nhà bếp lý tưởng nhất là phía Đông, Đông Nam. Vì đây là hai hành thuộc Mộc trong khi nhà bếp thuộc hành Hỏa và Thủy. Theo quan niệm ngũ hành tương sinh tương khắc thì Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa. Vì vậy ba hành này có thể bổ sung hỗ trợ cho nhau (hành mộc ở giữa sẽ cân bằng cho hành Hỏa và Thủy vốn khắc nhau).
Không nên đặt ở phía Nam là hành Hỏa, sẽ tương ứng với lửa ở trong bếp. Lửa thêm vào lửa sẽ gây ra hỏa hoạn, ảnh hưởng đến tài lộc của gia đình. Ngoài ra, dùng không gian giữa nhà làm nhà bếp là điều vô cùng kiêng kỵ. Vì giữa nhà là nơi trung tâm, cần được tĩnh lặng và yên ổn, không được ám mùi đồ ăn uống.
Nguyên tắc lựa chọn vị trí bếp nấu ăn
Bếp lửa tượng trưng cho hơi ấm, hạnh phúc, sức khỏe của cả một gia đình. Không nên đặt bếp nấu ở nơi không có chỗ dựa. Không để bếp nấu ở giữa nhà bếp, giữa phòng khác, hay trước cửa sổ luôn mở. Nhiều quan niệm cho rằng không đặt bếp đun dưới xà ngang nhà sẽ đè lên người ông (bà) Táo. Dẫn đến ngăn chặn đè nén sự phát triển và những tài vận may mắn đến với cả gia đình.
Nguyên tắc thiết kế không gian nhà bếp theo phong thủy
Nhiều người quan niệm rằng không gian nhà bếp luôn mở sẽ cuốn đi tài lộc trong nhà. Nhưng về mặt khoa học, căn bếp kín mít sẽ lưu mùi đồ ăn và dầu mỡ. Tạo sự u ám, theo đó âm khí càng nặng nề. Không hề tốt cho sức khỏe của mọi người trong gia đình. Một không gian thoáng đãng giúp căn bếp hấp thụ được nhiều ánh sáng. Sẽ tạo sự ấm áp, cuốn đi những điều không tốt lành. Nếu căn bếp không có nhiều không gian mở, cần lắp máy hút khói dầu mỡ. Nếu có cửa sổ hoặc quạt thông gió thì càng tốt.
Phòng bếp phải được duy trì sự ngăn nắp, sạch sẽ, thoáng mát và không bị hấp hơi nước. Cần lau dọn nhà bếp thường xuyên để tránh đọng lại thức ăn và dầu mỡ, tạo sự ảm đạm cho nhà bếp. Về mặt khoa học, những thức ăn và dầu mỡ còn sót lại sẽ tạo thành vi khuẩn, vi trùng, nấm mốc. Làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là đường hô hấp của mọi thành viên trong gia đình. Nhà bếp phải luôn ngăn nắp, sạch sẽ để tạo sự thoải mái cho sức khỏe và tinh thần của gia chủ.
Nguyên tắc thiết kế vòi nước theo phong thủy
Cùng với lửa, nước là thứ cần thiết nhất nhì trong nhà bếp. Nhưng quan niệm Thủy khắc Hỏa sẽ làm cho nước lửa trong nhà bếp luôn xung khắc. Vậy làm sao để Thủy Hỏa trong nhà bếp được cân bằng và hợp lý? Nên lựa chọn vị trí vòi nước là điều hết sức quan trọng và cần thiết cho tài lộc nhà bạn. Vì vậy, không nên đặt vòi nước quá gần bếp đun sẽ gây xung khắc. Quan niệm dân gian cho rằng nếu để nước gần bếp đun sẽ nhấn chìm “ông bà Táo”. Cũng không nên đặt vòi nước đối diện bếp đun khiến Thủy – Hỏa đối nhau gây xung khắc khiến gia đình luôn bất hòa.
Sắp xếp các vật dụng trong nhà bếp theo phong thủy
Nếu như trong bếp có dùng lò vi sóng và nồi cơm điện, nên đặt nó ở 4 vị trí tốt của bạn. Các thiết bị như nồi cơm điện (mặt có các nút bấm điều khiển) không nên hướng thẳng ra cửa chính. Vì điều này ám chỉ có thể làm nguồn thực phẩm trong nhà bạn sẽ bị thất thoát ra ngoài. Trong khi đó các nút bấm điều khiển của bếp lò hướng thẳng lên trần nhà là điều có thể chấp nhận được. Những vật dụng cần thiết trong nhà bếp cũng rất cần thiết.
Như máy giặt không nên đặt trong nhà bếp gây sự ẩm ướt, dễ trượt té cho người làm bếp. Các vị trí dao, thớt cần cất gọn an toàn tránh để chỗ dễ rơi rớt, gây nguy hiểm cho người trong nhà. Đặc biệt là tránh xa tầm tay trẻ em. Đặc biệt, tủ lạnh thường hay được đặt trong bếp vì sự tiện lợi, lấy và cất đồ ăn, sắp xếp gia vị… Tuy nhiên không nên để tủ lạnh ở hướng Nam, hướng Bắc, là những hướng kỵ với bếp lửa. Tủ lạnh cũng không nên đặt đối diện bếp nấu. Vì tủ lạnh đại diện cho sự cất giữ, duy trì sự sống. Nếu để đối diện với lửa thuộc hành Hỏa mọi thứ như tiền tài, sức khỏe rất dễ bị lửa thiêu cháy.
Nguyên tắc phong thủy của bàn ăn trong nhà bếp
Bàn ăn nên sử dụng bàn hình tròn để biểu thị sự sum họp. Ngoài ra, bàn có thể là hình vuông, hình chữ nhật hoặc elip. Nên tránh bàn ăn có góc nhọn, nhiều cạnh hoặc hình bình hành.sẽ không được tốt cho gia chủ. Bàn ăn nên được bố trí ở chỗ khuất, tránh gần cửa ra vào hay đối diện với bàn thờ tổ tiên, thờ thần.
Nếu vì diện tích hẹp mà phải bố trí như vậy thì nên đặt bàn ăn ra xa một chút và lùi ra hai bên. Tránh trường hợp bàn ăn và bàn thờ ở trên một đường thẳng. Bàn ăn không được đặt ở phòng có xà ngang treo lơ lửng trên đầu vì theo phong thủy, chủ nhà có thể gặp điều không may, nhân khẩu hao hụt. Nếu vì diện tích hẹp mà phải đặt như vậy. Thì nên làm trần giả hoặc treo quả cầu tròn bên dưới xà ngang với hàm ý trần giả hoặc quả cầu hứng chịu hết cho gia chủ.
Lựa chọn màu sắc nhà bếp theo phong thủy
Màu sắc của tường bếp cũng rất là quan trọng. Nên khi sử dụng màu sơn cho bếp phải chọn những màu hài hòa và phù hợp với thuyết ngũ hành. Ngược lại sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho gia chủ. Theo thuyết Ngũ Hành thì mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ. Vì vậy màu sắc trong bếp của biệt thự hiện đại nên là các màu xanh (mộc), màu đỏ sậm hoặc cam (hỏa) và màu vàng (thổ). Tại khu vực nấu nên dùng màu sáng để dễ làm vệ sinh cho bếp. Nhưng đừng dùng màu nóng quá sẽ tạo cảm giác nóng nực, bực bội, dễ nảy sinh cáu gắt.
Nguồn: plo.vn