Sóc Trăng nổi tiếng với nhiều ngôi chùa đẹp và linh thiêng, mỗi ngôi chùa đều có những nét độc đáo riêng biệt sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách. Một trong số đó là chùa Đất Sét – nơi chứa hàng ngàn bức tượng và công trình kiến trúc vững chắc. Và còn nhiều điều thú vị khi mà chỉ khi đặt chân đến nơi này bạn mới cảm nhận được chân thật nhất. Theo chân Nhà đất Sóc Trăng về lại Sóc Trăng để tìm hiểu ngôi chùa này có gì mà hấp dẫn vô cùng nhé!
Mục lục
Giới thiệu đôi nét về chùa Đất Sét Sóc Trăng
Chùa Đất Sét Sóc Trăng với nhiều điều thú vị
Chùa Đất Sét là tên gọi thân thương mà người dân ở nơi đây thường gọi cho Bửu Sơn Tự. Ngôi cổ tự độc đáo này tọa lạc ở đường Lương Định Của thuộc thành phố Sóc Trăng. Từ bao đời nay, tuy nhỏ bé nhưng nơi đây lại chứa đựng cả một không gian kiến trúc độc đáo. Và đặc biệt là câu chuyện hấp dẫn về người trụ chì đầu tiên. Và về những kỷ lục và hiện vật phi thường mà nơi này đang nắm giữ.
Lịch sử hình thành
Theo như những lời kể lại của con cháu dòng hộ Ngô. Thì chùa Đất Sét Sóc Trăng được hình thành từ đầu thế kỷ thứ 20. Ban đầu đây chỉ là nơi để ông nội của Võ Kim Tòng – người đã làm nên những bức tượng đất sét độc đáo sau này tu tại nhà. Sau này khi ông Tòng được sinh ra vì ốm yếu và gầy gò. Cho nên được người thân đưa vào trong chùa để hàng ngày tụng kinh, niệm Phật cũng như chữa bệnh mong ngày khỏi.
Vậy mà sức khỏe của ông dần khá lên nên do vậy ông Tòng quyết đi tu để trụ chì chùa. Vào năm 1928, trong quá trình sửa sang lại ngôi chùa Ông Ngô Kim Tòng được Phật báo mộng. Làm theo như lời chỉ dạy, Ông đi về hướng Tây tìm đất sét và mày mò làm nên những bức tượng để thờ với đủ hình dáng khác nhau. Quá trình làm tượng cũng vất vả do phải phơi khô, giã và lọc bỏ rễ cây, trộn với bột nham ô đước,…
Tiếp sau đó, đến những năm 30-40 của TK 20 trong chùa Đất Sét ở Sóc Trăng lại xuất hiện thêm 2 tòa tháp Đa Bảo và Bảo Tòa độc đáo không kém. Điều kỳ lạ là khi ông hoàn thành tất cả mọi việc trang trí trong chùa cũng như hoàn tất các bức tượng Phật để thờ phụng và trưng bày thì Ông viên tịch như là đã nhắm mắt viên mãn với những gì mình làm. Ngày nay, ngôi chùa được người em út đã cao tuổi trông nom hàng ngày.
Kiến trúc độc đáo của chùa Đất Sét Sóc Trăng
Kiến trúc bên ngoài chùa Đất Sét
Không hoành tráng và rộng rãi như những ngôi chùa khác thường thấy. Thoạt nhìn bên ngoài chùa đất sét cũng tương tự như kiến trúc của những ngôi nhà dân ở đây. Bên cạnh chùa Chén Kiểu, bên trong bạn sẽ thấy cả một không gian đầy sắc màu hấp dẫn. Chỉ với vỏn vẹn 400 m2, nhưng mỗi một ngóc ngách đều được bày trí gọn gàng, kiên cố. Không gian hài hòa nên khách du lịch đến sẽ không có cảm giác chật chội.
Khu vực cổng chính của chùa Đất Sét Sóc Trăng được chia thành tam quan, phía trên lợp ngói. Phần chánh điện quay về hướng Đông, có bàn thờ của nghệ nhân Ngô Kim Tòng. Chùa ngoảnh mặt vào trong, mặt lưng đưa ra ngoài. Phía trước ấn tượng với những hàng cột được dựng bằng đất sét. Đi tiếp vào bên trong bạn sẽ thấy những gian thờ các vị Phật, Ngọc hoàng,…
Tất cả các pho tượng và 24 cây cột chống cho toàn bộ chùa đều được làm bằng đất sét, đặc biệt đều do tự bàn tay tài hoa của ông Ngô Kim Tòng làm ra. Bên cạnh đó, các hoa văn và hoạ tiết hình long phụng trong chùa cũng được thể hiện khá tinh tế. Trong quá trình đi dạo xung quanh, bạn sẽ thấy phía bên hông chùa có một ngôi mộ. Đây là ngôi mộ do Phật tử xây dựng để bày tỏ lòng thành kính người đã xây nên chùa với dòng chữ “Ngô Kim Tòng pháp ân trình toàn tâm” cùng năm sinh, năm mất của đức thầy. Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có các miếu nhỏ thờ ông hổ và ông tà; bàn thờ thiên phụ, địa mẫu;….
Kiến trúc bên trong chùa Đất Sét
Đi sâu vào bên trong chùa Đất Sét, bạn sẽ nhìn thấy 24 cây cột trang trí hình rồng uốn lượn trên thân là điểm nhấn. Kế đến là tượng “Bảo tòa thỉnh Phật trụ thế truyền tháp luận” được xây dựng với khoảng 1000 cánh sen. Và mỗi cánh sen là một vị thần ngự. Phía dưới đài sen lại có “Bát quái Thiên tiên” gồm 8 cung (Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài)”. Mỗi cung có hai tiên nữ đứng hầu. Dưới đài sen và Bát quái có Tứ Đại Thiên Vương trấn giữ.
Các chi tiết hoa văn hình long phụng được đắp lên khá sinh động. Nổi bật nhất là những pho tượng đủ hình hài do ông Tòng tưởng tượng ra đều được làm bằng đất sét. Tất cả những bức tượng và đặc biệt là 24 cây cột chống cho toàn bộ ngôi chùa đều được làm từ đất sét. Đặc biệt là được làm bằng chính đôi bàn tay tài hoa của ông Ngô Kim Tòng.
Để tạo độ chắc chắn ông còn gắn đất với keo và bột than đước. Sau đó sơn một lớp sơn dầu bên ngoài để được bền chắc qua thời gian. Khung cảnh chùa Đất Sét Sóc Trăng cũng khá đơn sơ và bình dị. Hình ảnh với mái tôn lợp 2 tầng, các phần khác làm bằng ván gỗ. Màu sắc đỏ và vàng nổi bật trong trang trí khiến cho nơi đây vô cùng nổi bật nhưng cũng mộc mạc không kém.
Những điều “độc nhất vô nhị” của chùa đất sét Sóc Trăng
Hàng ngàn bức tượng làm bằng đất sét
Tuy rằng không phải là nghệ nhân nhưng với niềm đam mê cùng tấm lòng hướng Phật. Ông Tòng đã dày công làm nên những bức tượng vô cùng tinh tế và độc đáo. Chúng không chỉ là những bức tượng bình thường được thờ cúng hay trưng bày trong chùa Đất Sét mà đã trở thành tác phẩm để đời. Cùng với kiến trúc giản dị nhưng hấp dẫn khiến cho nơi đây trở thành địa điểm được yêu thích.
Không phải tự nhiên, qua loa, mỗi một bức tượng ở chùa Đất Sét Sóc Trăng đều được Ông đặt hết tâm huyết của mình vào từng đường nét trong suốt 42 năm ròng rã cho đến tận cuối đời. Các bức tượng có hình thù, kích thước và màu sắc vô cùng độc đáo có cả nhân, thần và thú, tháp hoa sen,… với số lượng hàng ngàn pho tượng. Có thể kể đến như: Quan Âm Bồ Tát, Bổn Sư Thích Ca, Khổng Tử, Hổ trắng,…
Bên cạnh hơn 1900 bức tượng muôn hình muôn vẻ. Ở đây còn có tòa tháp Đa Bảo và Bảo Tòa trụ thế chuyển pháp luân với 1000 vị thần ngự trên 1000 cánh sen. 8 cung bát quoái thiên tiên, mỗi cung 2 tiên nữ đứng hầu trụ dưới đài sen. Đây là minh chứng hùng hồn không chỉ cho sức lao động sáng tạo; và cống hiến mà còn còn được nâng tầm nghệ thuật khiến ai cũng phái trầm trồ.
Chiêm ngưỡng 8 cặp nến khổng lồ
Cùng với hàng ngàn pho tượng được thờ cúng trong chùa Đất Sét Sóc Trăng. Khách du lịch khi đến nơi đây còn được chiêm ngưỡng 8 cặp nến khổng lồ; được đích thân ông Tòng đúc từ năm 1940. Mỗi cây nến đều cao trên 2 mét, đường kính một người ôm không xuể. Một cặp nhỏ hơn đã được đốt lên khi Ông vĩnh biệt cõi trần gian. Và nến cháy liên tục suốt 50 năm nhưng vẫn còn hơn 1/3.
Trong suốt những năm qua, ngôi chùa này vẫn được những người con trong gia đình dòng họ Ngô; thay nhau tiếp quản, trông nom và hương khói. Những bức tượng, cặp nến,… vẫn luôn được gìn giữ không chỉ là tài sản cá nhân mà giờ đây còn được nhiều người biết đến. Chùa không thu phí, người dân và khách du lịch vẫn thường đến đây để tham quan và cúng bái.
Hành trình du lịch miền Tây qua những điểm đến thú vị và hấp dẫn. Đừng quên ghé ngôi chùa được ví như biểu tượng này để nghe kể về câu chuyện độc đáo. Và tận mắt chứng kiến cả một công trình kiến trúc ấn tượng.
Nguồn: luhanhvietnam.com.vn