Da bị bỏng, nổi mụn, dễ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời… là những tác dụng phụ thường gặp sau khi điều trị sẹo rỗ. Khi điều trị sẹo lõm, tuy các phương pháp này chủ yếu tác động vào mô sẹo và không xâm lấn sang vùng xung quanh nhưng ít nhiều sẽ tạo ra tác dụng phụ. Nếu người điều trị sẹo lõm không được chăm sóc đúng cách rất dễ gây ra những ảnh hưởng xấu đến làn da. Nên tìm hiểu kỹ các thông tin cũng như nơi mà bạn sẽ đến điều trị để mang lại hiệu quả tốt.
Mục lục
Da bị ửng đỏ
Da rát, ửng đỏ là tình trạng nhiều khách hàng gặp phải sau khi điều trị sẹo rỗ. Những phương pháp xâm lấn và tác động trực tiếp trên da chính là nguyên nhân của cảm giác đau, rát. Thực chất, đây là phản ứng bảo vệ tự nhiên của da khỏi những tác động từ bên ngoài, nên bạn không cần quá lo lắng. Tình trạng này sẽ tự biến mất sau 5-7 ngày hoặc lâu hơn tùy cơ địa.
Do vậy, để hạn chế tình trạng này, những cơ sở điều trị uy tín sẽ kết hợp phun lạnh xuyên suốt quá trình laser để giảm tình trạng đau, sưng đỏ. Ngoài ra, bạn nên tuân thủ hướng dẫn chăm sóc da tại nhà, sử dụng các sản phẩm phục hồi như serum, kem dưỡng, mặt nạ nhằm cải thiện tổn thương.
Tác động của tia laser làm thay đổi sắc tố da
Sau quá trình tác động cơ học của laser, vùng da điều trị thường mỏng, yếu và xuất hiện phản ứng viêm, từ đó làm tăng sinh melanin bảo vệ da. Melanin tập trung quá mức tại một vùng da nhất định sẽ xuất hiện các đốm sẫm màu, gây ra tình trạng tăng sắc tố.
Theo phân loại da Fitzpatrick, người châu Á thường được xếp vào nhóm IV – VI. Nhóm da này thường có khuynh hướng tăng sắc tố sau viêm do bệnh lý hay can thiệp thủ thuật trên da. Để hạn chế tổn thương nhiệt và đảm bảo an toàn trong quy trình điều trị, bạn nên lựa chọn nơi trị sẹo uy tín, có bác sĩ thăm khám, trực tiếp thực hiện liệu trình và trang thiết bị theo đúng chuẩn của Bộ Y tế.
Có thể gây ra mụn
Da nổi mụn sau điều trị sẹo là hiện tượng thường gặp nhất sau điều trị sẹo rỗ. Trên da luôn tồn tại hệ sinh thái vi khuẩn cộng sinh, chúng sẽ gây bệnh nếu da tổn thương. Sau khi điều trị sẹo rỗ, trên da thường có nhiều vết thương. Đây là nguyên nhân khiến vi khuẩn dễ xâm nhập và gây ra tình trạng mụn nếu da không được chăm sóc và vệ sinh kỹ lưỡng. Trong trường hợp bạn có sẵn mụn ẩn dưới da, nguy cơ nổi mụn sau điều trị sẽ cao hơn. Bởi tia laser tác động nhằm kích thích tăng sinh tế bào cũng sẽ đẩy các nhân mụn có sẵn dưới da trồi lên.
Để khắc phục tình trạng nổi mụn sau điều trị sẹo rỗ. Đầu tiên, bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Sau 2 ngày nếu mụn không có dấu hiệu giảm, bạn phải đến nơi điều trị để được lấy mụn đúng cách, tránh tăng nguy cơ tạo vết sẹo mới.
Bên cạnh mụn, da có thể bị rối loạn tăng sinh collagen. Đây là tình trạng không phổ biến, xuất phát từ cơ địa, dị ứng thuốc hoặc phản ứng viêm quá mức. Khi rối loạn tăng sinh collagen; bạn cần được theo dõi và điều trị bởi bác sĩ trong khoảng 6 tháng để quá trình tăng sinh collagen trở về bình thường.
Hình dạng của vết sẹo bị thay đổi
Thay đổi hình dạng sẹo là tác dụng phụ hiếm gặp. Trong quá trình điều trị sẹo rỗ, bác sĩ sẽ tiến hành xâm lấn tạo tổn thương để kích thích tăng sinh collagen; làm đầy sẹo. Tuy nhiên, những người có cơ địa tăng sinh collagen ít; không diễn ra quá trình này thì sẽ dẫn đến biến đổi hình dạng sẹo. Với trường hợp này, các bác sĩ sẽ thay đổi phương pháp phù hợp với cơ địa của bạn trong quá trình điều trị.
Dễ bị kích ứng với ánh nắng mặt trời
Sau khi điều trị sẹo rỗ, làn da bạn sẽ trở nên mỏng manh và dễ bắt nắng hơn. Cách tốt nhất để ngăn ngừa triệu chứng này là hạn chế thời gian tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Thường xuyên sử dụng viên uống chống nắng và kem chống nắng khi ra ngoài.
Ngoài ra, việc sử dụng thủ thuật bóc tách; để tách sẹo còn dẫn đến vết thâm trên bề mặt da. Những vết thâm đỏ này sẽ biến mất trong 4-6 tuần. Tuy nhiên, để cải thiện và rút ngắn thời gian thâm da; bạn nên sử dụng thêm serum; tinh chất phục hồi; kem dưỡng da. Để giúp những tổn thương mau lành, ngăn ngừa sẹo, kích thích tăng sinh collagen, elastin… Để quá trình điều trị sẹo có hiệu quả tốt và an toàn. Bạn nên lựa chọn những địa chỉ trị sẹo uy tín, được Bộ Y tế cấp phép hoạt động. Đồng thời sở hữu với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, thiết bị hiện đại.
Da bị thâm
Việc sử dụng thủ thuật bóc tách sẹo để cắt chân sẹo; giải phóng hoàn toàn bề mặt da ra khỏi chân sẹo sơ cứng; giúp tăng hiệu quả điều trị sẹo rỗ; thường sẽ để lại vết thâm trên da. Thông thường, những vết thâm này sẽ biến mất trong khoảng 4- 6 tuần. Tuy nhiên, một số cơ địa có tốc độ lành thương trên da chậm. Có thể sẽ bị thâm lâu hơn một chút. Dù vậy, đây là hiện tượng rất bình thường trong quá trình phục hồi của da. Do đó, bạn không cần phải quá lo lắng.
Cách khắc phục: Tuy vết thâm sẽ mờ dần và tự hết theo thời gian. Nhưng nếu bạn muốn đẩy nhanh quá trình này thì có thể áp dụng một số biện pháp làm sáng da như: điện di C, meso therapy, thoa kem, serum… Lưu ý: Bạn nên được sự đồng ý của bác sĩ trước khi tiến hành một phương pháp; sử dụng một loại thuốc làm sáng da nào đó, để đảm bảo tính an toàn cho da.
Chỉ sử dụng kem chống nắng cho da kể từ ngày thứ 3 sau khi trị sẹo. Đồng thời, để bảo vệ da tốt nhất dưới tác hại của ánh nắng mặt trời; bạn nên sử dụng những loại kem chống nắng có chỉ số chống nắng từ 50 trở lên; thoa trước khi ra ngoài 30 phút và cách khoảng 2 giờ lại thoa mới kem chống nắng một lần.
Nhà đất Sóc Trăng vừa chia sẻ đến các bạn những tác dụng phụ khi điều trị sẹo rỗ và cách khắc phục nó.
Nguồn: zingnews.vn