Chùa Chén Kiểu là một trong những ngôi chùa cổ thuộc hệ thống Phật giáo của người Khmer. Ngôi chùa này sử dụng kiến trúc đậm nét của người Khmer, qua đó thể hiện rõ nền kiến trúc rất đậm chất miền Tây Nam Bộ. Bởi lẽ khi nhắc đến đến Phật giáo Nam tông là nói đến “trái tim” của người Khmer Nam Bộ. Tôn giáo này đã có ảnh hưởng sâu sắc và vô cùng quan trọng đến đời sống của người dân nơi đây. Chính vì vậy mà các ngôi chùa Khmer luôn được đầu tư xây dựng và chăm sóc rất cẩn thận. Và vì thế mà chùa Chén Kiểu cũng được biết đến là một trong những ngôi chùa có lối kiến trúc “độc nhất vô nhị” để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách.
Mục lục
Quá trình hình thành và nguồn gốc tên gọi
Quá trình hình thành
Được xây dựng từ năm 1815 với vật liệu ban đầu đơn sơ chỉ bằng những lá cây. Ngôi chùa nằm tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng tuy không có lịch sử lâu đời nhất. Nhưng cũng là một trong những kiến trúc nổi tiếng qua nhiều giai đoạn. Trong những năm chiến tranh bắn phá ác liệt, chùa Chén Kiểu bị tàn phá nặng nề. Đặc biệt, là khu vực chính điện một phần bị ảnh hưởng và hư hỏng khá lớn. Phải đến tận năm 1969 mới được xây dựng khang trang với những khu vực như: chính điện, tháp bảo, sảnh, khu để sách kinh,… và chỉ được hoàn thành vào năm 1980.
Nguồn gốc tên gọi
Ngôi chùa cổ kính nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ này có 2 tên gọi khác nhau. Trước đây chùa có tên Khmer là Wath Sro Loun, để dễ phát âm nên từ Sro Loun được đọc chại thành Sà Lôn. Sro Loun có nguồn gốc từ chữ Chro Luong – là tên của 1 con rạch chạy dọc theo đường làng trước đây ở gần chùa. Và tên gọi ấy đồng thời cũng được dùng để đặt tên chùa.
Còn với tên gọi Chén Kiểu là do trong quá trình xây dựng. Do thiếu vật liệu nên các vị sư đã nảy ra sáng kiến là quyên góp chén, dĩa từ bà con trong phum, sóc để ốp lên tường. Ý tưởng này vừa tiết kiệm kinh phí xây dựng, vừa tạo nên những họa tiết trang trí ấn tượng. Cũng từ đó, chùa còn được nhân dân biết đến với tên gọi thứ hai: “Chùa Chén Kiểu”.
Nhưng bởi vì chùa Chén Kiểu có phong cách kiến trúc độc đáo. Cho nên tên gọi này cũng nghiễm nhiên trở thành thân thuộc không chỉ với dân địa phương. Mà còn với khách du lịch ở khắp mọi nơi thì tên gọi này cũng khá quen thuộc. Về Sóc Trăng, chỉ cần nhắc đến 2 cái tên này thì bạn sẽ được người dân chỉ dẫn đường đi tận tình.
Chùa Chén Kiểu với kiến trúc xây dựng phong cách Khmer
Mang trong mình những nét đặc trưng của phong cách Khmer truyền thống. Từ ngoài đi vào khu vực cổng tam quan với màu cam nổi bật cùng hoa văn, họa tiết trang trí bắt mắt. Phía trên có 3 ngọn tháp được đặt một pho tượng Phật cùng tên chùa. Phía dưới có 2 con sư tử đá ngự trị.
Lớp mái chùa được xếp thành tầng độc đáo
Chùa Chén Kiểu ở Sóc Trăng cũng có khu chính điện với phần mái được tạo thành 3 tầng khác nhau. Phía dưới chống đỡ bằng 16 hàng cột to lớn đắp gạch men. Tầng trên cùng hình tam giác có đỉnh nhọn, hoa văn được trang trí độc đáo và màu sắc ấn tượng. Cũng như những nơi khác, bên trong chính điện chùa có đặt khu điện thờ Phật Thích Ca với những bức tượng đủ loại kích thước. Mỗi bức tượng được tạc với những tư thế khác nhau khá độc đáo. Xung quanh cũng có những bức tranh kể về cuộc đời từ khi sinh ra đến lúc niết bàn của Phật.
Khu cột cờ giữa sân chùa với hình tượng rắn thần Nagar xòe 5 đầu
Giữa sân Chùa Chén Kiểu là cột cờ, với hình tượng rắn thần Nagar xòe 5 đầu khá sinh động. Qua đó, nhằm nhắc đến điển tích rắn xòe đầu ra để che mưa cho Đức Phật khi người tọa thiền. Rắn thần Nagar là mô típ trang trí quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc của Phật giáo Khmer. Người Khmer Sóc Trăng nói riêng và Nam bộ nói chung, chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Ấn Độ. Vì thế Phật giáo Tiểu thừa là tôn giáo chính, chi phối đời sống tinh thần của họ. Chính vì vậy, họ chỉ thờ Phật Thích Ca, mà không thờ các vị Quan âm hay Bồ Tát khác. Hơn nữa, người Khmer tin rằng tổ tiên của họ là mẹ rắn. Thế nên có tín ngưỡng thờ rắn và hình tượng rắn thường xuất hiện trong chùa.
Mặt sau chùa là điểm nhấn độc đáo
Không chỉ có vậy, trong thời kỳ xây dựng lại chùa mặt sau do thiếu vật liệu. Cho nên nhà chùa đã phải xin lại những mảnh vỡ của những chiếc chén bát kiểu để đắp lên. Tuy nhiên, điều này vô hình đã tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho toàn bộ ngôi chùa và được nhiều người biết đến. Bạn có cảm thấy sự sáng tạo trong cách xây dựng không nào?
Khuôn viên chùa rỗng rãi và tĩnh lặng
Ngôi chùa này được tọa lạc trong khuôn viên khá thoáng rộng và tĩnh lặng. Những màu sắc bắt mắt đan xen với nhau vô cùng nổi bật trong khung cảnh xanh mát. Tất cả tạo nên kiến trúc ấn tượng hiếm có tại vùng sông nước miền Tây Nam Bộ từ xưa đến nay.
>> Xem thêm các bài viết khác về Du lịch Sóc Trăng
Chùa Chén Kiểu có gì đặc biệt
Không chỉ là địa điểm hành hương quen thuộc của người dân Khmer ở Sóc Trăng. Mà tại chùa Chén Kiểu ở Sóc Trăng còn là nơi chứa đựng văn hóa đặc sắc để mọi người có thể đến tìm hiểu. Đặc biệt không gian thanh tịnh và an lành rời xa bộn bề và ồn ã của cuộc sống phố thị.
Khu vườn tháp thu hút
Đằng sau khuôn viên chùa còn được xây dựng thành khu vườn với nhiều tòa tháp khác nhau. Đây cũng được đánh giá là quần thể kiến trúc với phong cách bắt mắt, ấn tượng. Bạn có thể dừng chân ở đây để tìm hiểu hết cuộc đời của Phật Thích Ca một cách sinh động.
Nơi cất giữ những món đồ cổ của nhà công tử Bạc Liêu
Đặc biệt, trong khuôn viên chùa Chén Kiểu hiện nay còn lưu giữ một số tài sản quý giá chùa mua lại được của nhà công tử Bạc Liêu từ những năm 1947. Hai chiếc giường điều hòa dành để ngủ mùa đông và mùa hè. Và một bộ trường kỷ cùng chiếc tủ khảm xà cừ,… sẽ khiến bạn cảm thấy thích thú.
Chùa Chén Kiểu – địa điểm sống ảo thú vị
Với những bạn yêu thích khám phá hay check-in với những công trình kiến trúc cổ kính. Thì đây là một địa điểm lý tưởng. Mọi góc trong ngôi chùa đều có thể trở thành back-ground đậm chất nghệ thuật. Qua đó, bạn có thể dễ dàng có những bức hình độc nhất vô nhị. Chúng tôi tin chắc rằng, đảm bảo khi lên ảnh sẽ khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Mọi góc trong ngôi chùa đều có thể trở thành back-ground đậm chất nghệ thuật
Khi đến tham quan ngôi chùa, ngoài được ngắm nhìn tác phẩm sáng tạo tuyệt vời. Thì du khách còn thoải mái thưởng thức các món đặc sản của Sóc Trăng được tiểu thương bày bán bên cạnh ngôi chùa. Từng quầy hàng được sắp xếp theo khu vực rất đẹp mắt. Có thể kể đến như: khô cá các loại, rau, củ quả tươi do nông dân xã Đại Tâm trồng. Và các sản phẩm khác của các địa phương trên địa bàn tỉnh quy tụ về đây phục vụ người tiêu dùng.
Nguồn: luhanhvietnam.com.vn