Cũng như bao ngôi chùa khác, chùa Dơi Sóc Trăng có thể nói là một công trình kiến trúc quan trọng. Qua đó, nó đã tạo nên bản sắc tín ngưỡng cho những người dân Sóc Trăng. Cho dù đã trải qua bao biến cố và thăng trầm của lịch sử, thì ngôi chùa này vẫn giữ được những gì đẹp nhất và đặc biệt nhất.
Có thể nói, với có lịch sử hình thành đã hơn 4 thế kỉ, không có gì phải ngạc nhiên khi mà chùa Dơi bây giờ mang nét cổ kính, hoang sơ độc đáo đến lạ thường. Ngôi chùa này được biết quan trọng của người Khmer và nơi đây cũng là một địa điểm du lịch lý tưởng, và có nhiều điều độc đáo đáng để khám phá. Cùng Nhà đất Sóc Trăng khám phá ngôi chùa cổ kính nhất vùng đất này trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Giới thiệu về chùa Dơi Sóc Trăng
Hướng dẫn cách đi
Chùa Dơi hiện nay nằm tại khu vực phường 3, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng chừng 2km. Vì quãng đường đi khá ngắn nên bạn có thể lựa chọn nhiều cách để di chuyển đến đây. Cách nhanh nhất là đi theo đường Hai Bà Trưng hướng lên Trần Hưng đạo. Bạn đi tầm 800 mét khi nào thấy vòng xuyến thì rẽ vào đường Lê Hồng Phong. Sau đó, lại đi tiếp 850 mét gặp đường Văn Ngọc Chính thì rẽ vào đi thêm 1km là đến chùa Dơi.
Những dấu ấn quan trọng
Được xây dựng từ thế kỷ XVI, cách đây hơn 400 năm. Cho nên có thể nói ngôi chùa này là một trong những kiến trúc cổ kính nhất. Ban đầu, do ít chi phí nên ngôi chùa chỉ được dựng tạm lên bằng tre lợp lá. Nhưng sau này nó đã được xây dựng lại bằng gạch, phần mái thì lợp ngói vàng. Chùa qua nhiều lần tu sửa để có diện mạo như hôm nay
Ngôi chùa uy nghiêm và trầm mặc đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm với nhiều biến cố lớn. Một số mốc lịch sử quan trọng mà chùa Dơi Sóc Trăng đã trải qua:
– Năm 1999: chứng nhận là Di tích lịch sử và văn hóa cấp quốc gia. Từ đó đến nay chính quyền địa phương cũng có nhiều chính sách để bảo tồn và tôn tạo nhằm phát huy giá trị của địa điểm này.
– Năm 1960: chính điện trải qua một đợt tu sửa lớn từ bên trong đến bay ngoài.
– Năm 2008: chùa bị cháy khu chính điện và đến năm 2009 thì được sửa sang lại giống như ban đầu.
– Năm 2013: một khu du lịch ngay trước cổng chùa với đầy đủ tiện ích được đưa vào hoạt động nhằm mục đích phục vụ du khách đến tham quan chùa Dơi.
Nét đẹp trong kiến trúc xây dựng của chùa Dơi Sóc Trăng
Mang đậm nét đặc trưng của Khmer cổ. Ban đầu có tên gọi là Mã Tộc. Nhưng sau đó người ta thấy đây là nơi trú ngụ của hàng ngàn, hàng vạn con dơi. Cho ên tên gọi đặc biệt đó ra đời và được gọi đến tận ngày nay. Đối với đồng bào dân tộc Khmer tại Sóc Trăng đây không gian tâm linh quan trọng. Bởi ngôi chùa này là nơi duy nhất thờ Phật Thích Ca. Nằm ẩn mình trong khuôn viên 3ha thanh tịnh và được phân chia thành nhiều khu vực khác nhau như: chánh điện, nhà hội, phòng ở, phòng để tro cốt, phòng khách,…với phần mái được lợp 2 tầng. Đỉnh mái thiết kế tỉ mỉ với những con chim Cayno dũng mãnh.
Khu vực chánh điện chùa Dơi Sóc Trăng được bao quanh bởi các hàng cột có tượng tiên nữ Kemnar chắp tay trước ngực. Bên trong có tượng Thích Ca được tạo nên bằng đá nguyên khối. Tọa trên tòa sen cao 2 mét, tượng Phật cưỡi trên rắn thần. Và những bức tranh mô tả cuộc đời của Đức Phật. Màu sắc trang trí bắt mắt và cầu kỳ, trong khuôn viên chùa còn có vô số bức tượng được chạm đúc tinh xảo, miếu Bà đen linh thiêng,… Hay đặc biệt còn có những ngôi mộ của các chú lợn 5 móng, sau khi chết được nhà chùa chôn tại đây.
Thời điểm lý tưởng để đến chùa Dơi Sóc Trăng
Trong năm, thời điểm chùa Dơi đông vui nhộn nhịp nhất là vào mùa xuân, Tết Thanh Minh, ngày rằm, mùng 1. Các Phật tử và khách du lịch ghé đến để hành hương, cúng bái rất nhiều. Không chỉ vậy, vào đầu năm ngôi chùa này; còn diễn ra các lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo, bạn nên đến để thưởng thức.
Thời gian lý tưởng trong ngày để đến chùa Dơi là vào buổi chiều, khi ánh nắng không quá gắt. Bạn có thể dạo quanh tham quan chùa và chụp ảnh thỏa thích. Sau đó, vào thời điểm chạng vạng tối bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh những đàn rơi ùa ra bay đi kiếm ăn.
Cảm nhận những điều tuyệt vời
Dơi ở chùa Dơi Sóc Trăng
Đến chùa Dơi thì quả thật không nên bỏ qua những câu chuyện loài dơi làm nên cái tên của chùa trong lòng người dân tứ xứ. Khuôn viên chùa có nhiều cây sao và dầu – nơi trú ẩn của hàng vạn con dơi. Cứ chiều đến hàng vạn con dơi lại kéo về sân chùa che kín cả bầu trời. Khác với tâm lí sợ sệt loài dơi của chúng ta, các vị sư ở đây cho rằng việc dơi đổ về chùa là phúc lành nhà Phật cho ngôi chùa này nên họ rất tích cực bảo vệ bầy dơi.
Dường như loài dơi hiểu tấm lòng của người nhà Phật nên lạ lùng thay. Chưa một cây trái nào trong vườn bị chúng dòm ngó tới. Khi di chuyển, chúng cũng “biết ý” bay lượn vòng chứ không bay thẳng qua nóc ngôi chính điện của chùa. Đàn dơi hoạt động chủ yếu vào đêm, khoảng 6h chiều. Chúng bay đi kiếm ăn và quay về vào khoảng 5h sáng hôm sau. Mặc dù ở Sóc Trăng cũng có nhiều ngôi chùa thanh tịnh khác với vườn cây bóng mát, nhưng việc bầy dơi này chỉ chọn chùa Dơi Sóc Trăng làm nơi cư trú là điều dường như vẫn còn bí ẩn. Chúng chỉ đậu trên những tán cây trong khuôn viên chùa, tuyệt nhiên không đậu ở bên ngoài.
Cho đến nay, chưa có bất kì một giải thích hay giả thuyết nào đưa ra để giải đáp hiện tượng này. Chùa Dơi với những bí ẩn như thế được truyền tai nhau. Do thế, khiến người ta không khỏi hào hứng đến thăm ngôi chùa này để tận mắt chứng kiến thực hư.
Những bộ kinh Phật vô giá
Không những thế, tại chùa Dơi Sóc Trăng còn có những bộ kinh được ghi trên lá cây thốt nốt, hiện vật, sử sách,…vô cùng quý hiếm mang giá trị văn hóa đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ cần được bảo tồn. Sau đó, bạn có thể thưởng thức màn hòa tấu của dàn ngạc ngũ âm. Ngắm chiếc ghe ngo truyền thống của người Khmer được trưng bày trong chùa.
Dâng hương ở miếu Bà Đen
Sau khi tham quan hết khuôn viên chùa và thắp hương tại miếu Bà Đen. Bạn có thể ngồi ngay tại những chiếc ghế đá dưới tán cây để tận hưởng không gian an tĩnh và mát mẻ. Những cây xoài, sao, sầu riêng,… được trồng lâu năm tỏa bóng trong không gian thanh tịnh.
Là một bảo tàng sống sở hữu những giá trị lớn từ lịch sử, văn hóa đến tâm linh. Chùa Dơi xứng đáng là điểm đến thú vị để khám phá trong hành trình thăm thú; du lịch miền Tây bạn nhất định phải đến.
Nguồn: luhanhvietnam.com.vn