Posted on 251  

Một bộ phim với bối cảnh nội thất ấn tượng và được thiết kế luôn mang lại trải nghiệm thú vị cho không gian thực tế cũng như tạo ra những khoảnh khắc đáng kinh ngạc để khiến cho một bộ phim trở nên tuyệt vời. Kiến trúc trong bộ phim rất quan trọng đối với các nhà sản xuất phim. Sử dụng hình ảnh kể câu chuyện là cách tốt nhất để tạo ra và lưu câu chuyện trong bộ nhớ, khi họ muốn khán giả trải nghiệm các đặc điểm của không gian và thời gian, làm cho mạch phim thu hút hơn.

Tác phẩm điện ảnh The Grand Budapest Hotel

“Khách sạn một thời lừng danh và đẹp như tranh vẽ” – và cũng không hề quá khi nói rằng mỗi một phân cảnh trong tác phẩm điện ảnh The Grand Budapest Hotel đều là một bức tranh nghệ thuật.

The Grand Budapest Hotel

Nội thất trong phim được lấy cảm hứng từ phong cách Art Nouveau, với hình mẫu là cửa hàng bách hóa nổi tiếng Gorlitz-Karlstadt của một chung cư tại Đức và một số công trình khác như tòa nhà Obecni Dum, một nhà hát và khách sạn Grandhotel Pupp tại Cộng Hòa Séc.

Nội thất trong Nocturnal Animals

Một dinh thự của kính và bê tông ẩn mình trên sườn đồi ở Malibu, California chính là bối cảnh khó quên trong Nocturnal Animals – một tác phẩm điện ảnh kinh dị do NTK thời trang Tom Ford đạo diễn.

Nocturnal Animals

Nội thất của bộ phim tràn ngập các vật dụng và tác phẩm nghệ thuật đắt tiền, mọi thứ ngày càng trở nên đáng sợ hơn khi nhân vật chính nhận được bản thảo tiểu thuyết đáng sợ từ người chồng của mình.

Tác phẩm điện ảnh American Psycho

Lấy bối cảnh vào những năm 1980 tại New York, tác phẩm điện ảnh American Psycho là câu chuyện về những chuyển biến tâm lý biến động của nhân viên ngân hàng đầu tư Patrick Bateman. Ban đầu căn hộ của Bateman hoàn toàn trong trẻo với những bức tường trắng sáng, các bề mặt kim loại sáng loáng cùng bộ ghế Barcelona do Mies van der Rohe thiết kế. Khung cảnh tưởng như lý tưởng ấy lại trở thành không gian cho những hành động khủng khiếp về cuối phim.

American Psycho

Nội thất của The Favourite

Những bức tường lộng lẫy với nhiều chi tiết đa dạng là những gì khán giả được đắm chìm trong nội thất của The Favourite – một bộ phim hài đen (dark comedy) về hai anh em họ hoàng gia muốn tạo sự chú ý với Nữ hoàng Anne. Bộ phim lấy bối cảnh thế kỷ XVIII nhưng theo NTK sản xuất Fiona Crumble cho biết, cô không cần mô phỏng chính xác cách trang trí của thời kỳ mà chỉ đơn giản tìm ngôn ngữ của riêng mình để thể hiện khoảng thời gian ấy.

Nội thất của The Favourite

Nội thất ma mị trong A Clockward Orange

Một bộ phim kinh dị ghi lại những tội ác kinh hoàng của nhóm thanh niên tại Anh Quốc. Nhiều bối cảnh trong phim được quay tại bối cảnh thực tế như cơ sở Hertfordshire với tên gọi Skybreak tạo nên bởi nhóm Team 4. Một số khác là bối cảnh trường quay như Korova Milk Bar, không gian hư cấu chứa đầy ma-nơ-canh thuỷ tinh.

Nội thất ma mị trong A Clockward Orange

Bộ kinh dị Midsommar

Trong bộ kinh dị Midsommar, không gian nội thất; là một trong những yếu tố giúp che đậy những nghi lễ ghê tởm đang được thực hiện bí mật bởi một giáo phái. Một trong những không gian quan trọng của bộ phim là khu nhà ở cao ngất; với những bức tranh tường đầy mê hoặc vẽ trên trang trại Thuỵ Điển; mà NTK sản xuất Henrik Svensson tình cờ gặp trong quá trình nghiên cứu dự án.

Midsommar

Nội thất trong phim Her

Bộ phim tình cảm lãng mạn – khoa học viễn tưởng của đạo diễn Spike Jonze; kể về chuyện tình của một người đàn ông và trí thông minh nhân tạo. Nhân vật chính sống cô đơn trong căn hộ tối giản; giữa khung cảnh hoang sơ của Los Angeles ở tương lai gần. NTK sản xuất KK Barrett đã pha trộn cảnh quan Los Angeles hiện thời; với thành phố Thượng Hải.

Nội thất trong phim Her

Phim The Great Gatsby

NTK sản xuất Catherine Martin đã xây dựng 42 bối cảnh riêng biệt; cho tác phẩm điện ảnh The Great Gatsby, câu chuyện dẫn khán giả theo chân triệu phú Jay Gatsby; và mối tình ám ảnh đời anh với Daisy Buchanan. Ngôi biệt thự xa hoa của Gatsby lấy cảm hứng từ những công trình đầu thế kỷ XX; với phòng khiêu vũ, cầu thang, phòng thay đồ,… không thể ấn tượng hơn.

The Great Gatsby

Nội thất trong Crazy Rich Asians

Hầu hết các cảnh quay của Crazy Rich Asians đều được quay ở Malaysia; tại đây, các biệt thự bỏ hoang và khách sạn cũ đã được biến hóa thành không gian sống sang trọng. Từng màu sơn, giấy dán tường, gạch ốp lát đắt tiền hay họa tiết, phù điêu trang trí đậm chất Châu Á; đều được trang hoàng kỹ lưỡng.

Nội thất trong Crazy Rich Asians

Call me by your name

Villa Albergoni là tên một lâu đài không có người ở tọa lạc ở miền bắc nước Ý. Đó là bối cảnh xa hoa cho bộ phim Call Me By Your Name – một câu chuyện tuổi mới lớn về ​​mối tình lãng mạn nảy nở giữa một chàng trai tuổi teen – Elio Perlman và một cậu sinh viên 24 tuổi đã tốt nghiệp.

Call me by your name

Nhà thiết kế nội thất Violante Visconti Di Modrone; đã mang đến cho ngôi nhà của nhân vật những hình ảnh sống động nhất. Bà đã cẩn thận sắp xếp từng phòng để thể hiện văn hóa gia đình; và sự nuôi dạy Perlman. Đạo cụ trong phim còn bao gồm cả bản đồ cổ, tranh và sách; cũng như đồ thủy tinh và đồ sành sứ từng thuộc về cha mẹ của Di Modrone.

Parasite (Ký sinh trùng)

Phim kể về một gia đình nghèo dùng những trò lừa đảo để xâm nhập vào nhà họ Park giàu có; dần dần chi phối cuộc sống của họ; khoảng 60% thời lượng bộ phim diễn ra tại căn nhà giàu sang của gia đình Park. Ban giám khảo Cannes đều tin rằng bộ phim được quay ở một căn nhà thật; nhưng trên thực tế, đạo diễn Bong yêu cầu nhà thiết kế của mình dàn dựng kỹ xảo “một bối cảnh mở”; nằm trên khu đất trống ngoài trời.

Parasite

Trong 1 bài phỏng vấn, ông đã liệt kê các đồ nội thất họ sử dụng trong phim; cũng như giá của chúng; ví dụ như chiếc bàn lớn trong phòng khách làm từ gỗ anh đào (19.800 USD); chiếc bàn ăn (22.300 USD), một chiếc đèn bằng đồng (14.000 USD),…

Theo lời đạo diễn Bong, đội thiết kế bị khủng hoảng mỗi ngày; vì đống nội thất trong nhà Park đắt kinh hoàng, họ luôn mồm phải dặn dò mọi người cẩn thận khi quay phim.

Lee Ha Jun đã thuê một thợ mộc nổi tiếng tên Bahk Jong Sun thiết kế; từ ghế đến đèn ngủ theo yêu cầu: vừa tạo cảm giác ấm áp, vừa lạnh lẽo như kim loại với những viền cắt thẳng.

Chiếc bàn phòng khách cũng được thiết kế theo chủ đề tầng trên/tầng dưới của bộ phim. Khi đóng bàn thì team thiết kế phải thay nhau chui xuống nằm thử; để đảm bảo tính logic khi nhà Kim nằm trốn ở dưới; thì gia đình Park trên sofa không thể thấy được.

Nguồn: elledecoration.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *