Posted on 255  

Nhà bếp là nơi chế biến các món ăn ngon cho gia đình, là nơi mọi người trong nhà quây quần bên nhau sau một ngày làm việc và học tập mệt mỏi, căng thẳng. Bởi ý nghĩa quan trọng của chúng, nhà bếp được gia chủ hết sức quan tâm để giúp không gian hài hòa, gia tăng tình cảm gia đình cũng như thu hút nhiều tài lộc, may mắn. Tuy nhiên một số người lại thường hay phạm phải một số sai lầm khi thiết kế nhà bếp, gây bất tiện đến quà trình nấu nướng cũng như sự an toàn của người nội trợ.

Vậy có bí quyết nào giúp không gian nhà bếp tối ưu nhất không? Để hiểu hơn về vấn đề này, hãy cùng Nhà đất Sóc Trăng tìm hiểu bài viết bên dưới để biết một số kinh nghiệm thiết kế nhà bếp hợp lý nhất nhé.

Đặt bếp cạnh bồn rửa – sai lầm khi thiết kế phòng bếp

Đặt bếp cạnh bồn rửa - sai lầm khi thiết kế phòng bếp

Đặt bếp nấu cạnh bồn rửa là sai lầm thiết kế phòng bếp gây mất an toàn khi nấu nướng. Nước – là hai yếu tố kỵ nhau. Việc bố trí này khiến mọi thao tác trở nên khó khăn. Hơn nữa, khi vừa rửa thực thẩm, vừa nấu ăn, nước có thể bắn vào bếp, gây nguy hiểm. Nên để khoảng cách giữa bếp và bồn rửa ít nhất phải được 60cm. Nếu không gian chật hẹp hãy đặt thêm một chiếc bàn hoặc ngăn cách bếp nấu với bồn rửa bằng một khoảng bàn để chuẩn bị thực phẩm ở giữa.

Bố trí khu bếp ngoài ban công – sai lầm khi thiết kế nhà bếp

Nhiều nhà muốn đặt khu bếp nấu nướng ngoài ban công để tiết kiệm diện tích và ngăn mùi nấu nướng trong nhà. Tuy nhiên, không nên để khu nấu nướng ngoài ban công vừa gây mất an toàn vào những ngày mưa gió. Vừa khiến hàng xóm khó chịu khi mùi thức ăn lan tỏa khắp nơi.

Chọn không đúng vật liệu là sai lầm khi thiết kế nhà bếp gia chủ cần biết

Vì cho rằng không cần thiết mà nhiều gia đình không chú ý chọn vật liệu lát mặt bếp, tường bếp có thể dễ dàng lau chùi khi bị dính mỡ, dầu ăn…dẫn đến việc vệ sinh bếp khó khăn. Tốt nhất nên chọn loại gạch có mặt trơn bóng, thuận tiện cho việc vệ sinh.

Bố trí hệ thống ánh sáng cho nhà bếp hợp lý

Bố trí hệ thống ánh sáng cho nhà bếp hợp lý

Phòng bếp là nơi cần rất nhiều ánh sáng. Ánh sáng quyết định nhiều tới quá trình nấu ăn và giúp bạn nấu ăn ngon hơn. Trong quá trình nấu, chắc chắn bạn không muốn ảnh hưởng bởi chính cái bóng của mình. Vì thế, hãy lắp đặt hệ thống chiếu sáng chiếu vào trước mặt người nấu. Tốt nhất là lắp các hệ thống đèn chiếu sáng ngay dưới hệ thống tủ bếp để có nguồn ánh sáng hoàn hỏa khi nấu ăn. Nếu có đủ không gian trống, hãy để căn bếp có một cửa sổ ở bồn rửa. Cửa sổ sẽ giúp phòng bếp thoáng hơn mà lại hứng được ánh sáng tự nhiên vào trong, giúp không gian bếp luôn sáng sủa, tươi mới.

Lưu ý khi thiết kế phòng bếp phải đảm bảo nguyên tắc tam giác vàng

Tam giác vàng hay còn gọi là tam giác làm việc trong phòng bếp chính là tam giác được hình thành từ 3 điểm là 3 góc quan trọng thường xuyên được sử dụng nhất trong khu bếp: bếp nấu, bồn rửa và tủ lạnh. Một phòng bếp hoàn hảo phải đảm bảo cho bạn được phép di chuyển hoàn toàn thoải mái giữa ba vị trí này.

Bạn cần quan tâm tới độ lớn của tam giác làm việc trong thiết kế căn phòng bếp. Tam giác này được thiết kế theo nguyên tắc “Ngón tay cái”. Tổng của các cạnh của tam giác làm việc cần đảm bảo con số lớn hơn hoặc bằng 3.6m, và nhỏ hơn hoặc bằng 8m. Mỗi cạnh của tam giác có độ dài đảm bảo lớn hơn hoặc bằng 1.2m. Nhưng phải nhỏ hơn hoặc bằng 2.7m. Đảm bảo kích thước như trên cùng với việc thiết kế lưu thông tới các điểm trong tam giác được thuận tiện. Bạn sẽ có được một không gian bếp hoàn hảo và thuận tiện nhất.

Đặt bếp cạnh cửa sổ là điều không nên khi thiết kế nhà bếp

Khi đặt chỗ nấu nướng cạnh cửa sổ, bạn đã lãng phí nguồn thông gió, ánh sáng tự nhiên. Khi bạn nấu đồ ăn và mở cửa, luồng gió thổi vào sẽ khiến khói, mùi thức ăn bay thẳng vào mặt bạn và không thoát ra ngoài được. Bạn hãy dành khu vực cửa sổ để bố trí các khu chức năng khác giúp phòng bếp luôn sáng và thoáng đãng.

Đặt bếp cạnh cửa sổ là điều không nên khi thiết kế nhà bếp

Ngoài ra, theo phong thuỷ gọi là “tàng phong tụ khí”, nghĩa là nên tránh gió để được tụ khí. Nhà bếp mà nhìn thẳng ra cửa chính ( việc này theo phong thủy xưa sẽ khiến cho “tài phú đa hao”.) hoặc phía sau bếp có cửa sổ là không tốt. Bếp không nên đặt lộ liễu và rất kỵ đặt ngay cửa chính. Đặt tựa vào tường chứ không nên đặt ngay trước cửa sổ. Bởi vì những luồng khí từ ngoài sẽ lùa thẳng vào bếp làm mất mát ngọn lửa. Một thứ quý giá trong cuộc sống con người. Điều này cũng có cơ sở khoa học, hợp lý. Bởi nếu bếp đặt ở nơi có nhiều gió sẽ làm cho lửa bếp không ổn định, khó cháy. Hoặc thậm chí nguy hiểm do hoả hoạn.

Cửa bếp đối diện cửa WC là điều tối kỵ trong thiết kế

Cửa bếp và cửa nhà vệ sinh không nên đối diện nhau. Đây là 1 trong những điều tối kị nhất khi xây nhà ở. Sắp xếp bếp đối diện cửa vệ sinh không đảm bảo về mặt an toàn thực phẩm vì phòng vệ sinh là nơi có nhiều uế khí, nhiều vi khuẩn, dễ phát tán. Mặt khác, phòng bếp và nhà vệ sinh là hai khu vực gây mùi nhất trong nhà. Nếu để cửa hai phòng đối diện nhau, bạn sẽ không thoải mái dù đang ở phòng nào. Ngoài ra, một số gia đình thường bố trí luôn bàn ăn trong bếp, bữa ăn sẽ trở nên kém ngon miệng khi pha tạp các mùi khó chịu.

Khu bếp lộn xộn gây hại cho sức khỏe

Đây là khu vực dễ bừa bộn nhất trong nhà khi có quá nhiều đồ dùng lặt vặt. Nếu bạn không có quy hoạch cẩn thận từ đầu, việc dọn dẹp hàng ngày sẽ trở thành ác mộng. Không chỉ thế, bạn sẽ tốn nhiều thời gian để tìm ra thực phẩm, dụng cụ nấu bếp (xoong, chảo, dao, kéo). Những phế phẩm không được thu dọn sẽ tích tụ chất bẩn gây hại cho sức khoẻ của bạn.

Bạn có thể sử dụng mọi không gian ngóc ngách của căn bếp. Tận dụng làm tủ cao sát trần nhà thay vì chừa ra một khoảng trống để bụi bẩn bám vào. Sẽ giúp bạn có thêm không gian lưu trữ cho phòng. Thêm vào đó, các văn kéo của tủ nên được thiết kế sâu hơn và sát với tường. Để tăng thêm không gian lưu giữ đồ đạc cho căn bếp.

Nguồn: kinhnghiemlamnha.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *