Posted on 223  

Sa tử cung (được gọi là sa sinh dục hay gọi một khác dân dã hơn là sa dạ con) là một trong những bệnh thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh, tuy không ảnh hưởng xấu gì tới mạng sống nhưng lại gây không ít bất lợi tới cuộc sống hằng ngày cũng như đời sống tình dục của nữ giới và người bạn tình của họ.

Sa tử cung là bệnh thường gặp và xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh nở, khi thành tử cung bị tụt xuống và đi vào trong ống âm đạo. Ngoài ra, còn có trường hợp tử cung của người phụ nữ bị lộ ra ngoài âm đạo. Đặc biệt, những người phụ nữ làm việc nặng sẽ hay mắc phải bệnh lý này. Sau đây là một số điều về sa tử cung mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các chị em phụ nữ để tránh phải sai lầm về sau này.

Sa tử cung là gì?

Sa tử cung là gì?

 

Tử cung (hoặc dạ con) của phụ nữ được cố định bên trong khung chậu bằng nhiều cơ, mô và dây chằng khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai; sinh nở; lão hóa tự nhiên… các cơ này dần yếu đi, khiến nhiều phụ nữ mắc phải tình trạng sa tử cung.

Tương tự như sa nội tạng, sa tử cung (hay còn gọi sa sinh dục hoặc sa dạ con), xảy ra khi cơ sàn chậu và dây chằng bị giãn ra và suy yếu; không nâng đỡ đầy đủ cho tử cung; làm tử cung sa vào trong âm đạo.

Sa sinh dục là hiện tượng tử cung bị sa xuống thấp trong âm đạo hoặc sa ra hẳn ngoài âm đạo, thường kèm theo sa trực tràng, bàng quang, thành sau âm đạo hay sa thành trước âm đạo. Thường gặp sa sinh dục ở nữ giới trong độ tuổi từ 40 – 50 tuổi trở lên; phụ nữ hay làm việc nặng kéo dài; sinh đẻ nhiều… và ít gặp ở đối tượng chưa sinh nở lần nào.

Có hai cách phân loại sa tử cung đó là theo hình thức cổ điển (có 3 độ: I, II, III) hoặc theo hệ thống POP – Q (pelvic organ prolapse quantification) (được chia thành 5 độ từ 0 – 4).

Một số nguyên nhân dẫn tới sa tử cung

Một số nguyên nhân dẫn tới sa tử cung

 

Sa tử cung tiến triển khá chậm theo thời gian (có thể từ 5 – 20 năm) còn tùy thuộc vào số lần bạn sinh nở; làm việc nặng lâu dài…. Khối sa sẽ nằm trong hoặc lộ hẳn ra ngoài âm đạo và gây cho bạn những cảm giác khó chịu; đau mỏi lưng; đau bụng dưới hay đau tức ở cửa mình; nhất là ở tư thế đứng. Ngoài ra, còn có thể có biểu hiện tiểu rắt; tiểu buốt; táo bón… làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt thường nhật.

Một số nguyên nhân dẫn tới việc bị sa tử cung:

  • Bị dị tật tại tử cung (như phần cổ và eo tử cung; tử cung gấp…)
  • Dây chằng và các cơ vùng chậu bị giãn rộng hay bị rách, bị xơ hóa hoặc bị chèn ép bởi các khối u… dẫn đến không đủ sức giữ tử cung tại đúng vị trí giải phẫu (do sinh đẻ nhiều, sinh đẻ không an toàn, lao động nặng và sớm sau sinh…)
  • Ngoài ra còn có thể do nhiễm khuẩn do viêm nhiễm nặng như viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng…

Phụ nữ có nên quan hệ tình dục khi bị sa tử cung hay không?

Phụ nữ có nên quan hệ tình dục khi bị sa tử cung hay không?

Sa sinh dục không chỉ làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm cho vùng kín mà còn làm việc giao hợp; đạt khoái cảm với bạn tình của nữ giới trở nên khó khăn hơn nhưng bạn vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường nếu như bệnh đang ở độ tuổi lớn(cổ tử cung thấp nhưng còn ở trong âm đạo, chưa nhìn thấy ở ngoài âm hộ và có thể kèm theo sa bàng quang hoặc sa trực tràng). Còn nếu bạn sa tử cung từ độ 2 trở lên thì chuyện chăn gối đối với bạn có thể là mối lo sợ khi mà các cảm giác khó chịu, đau tức trở nên dữ dội hơn và có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây viêm nhiễm phụ khoa.

Và để tránh những yếu tố bất lợi này thì bạn nên quan hệ tình dục có tần số vừa phải với khả năng chịu đựng và thể trạng của cơ thể. Ta nên điều trị vấn đề này càng sớm càng tốt nhằm tìm kiếm lại sự thoải mái và tự tin vốn có khi “yêu” cũng như tránh được tình trạng viêm nhiễm xảy ra.

Những biện pháp chữa trị và phòng tránh bệnh sa tử cung

Những biện pháp chữa trị và phòng tránh bệnh sa tử cung

Biện pháp chữa trị

Điều trị bằng phương pháp nội khoa: Bạn luyện tập các bài tập liên quan đến co cơ, nâng cơ vùng chậu. Nâng đặt vòng trong âm đạo hoặc dùng liệu pháp Estrogen tại chỗ.

Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa: sử dụng can thiệp phẫu thuật, chủ yếu là qua đường âm đạo nhằm phục hồi khả năng nâng đỡ cơ tử cung…, một số hình thức phẫu thuật như phương pháp Manchester, phương pháp Crossen hoặc phẫu thuật làm bít âm đạo…

Ngoài ra, bạn cần tránh táo bón bằng cách ăn nhiều rau, hoa quả, uống nhiều nước. Bạn cũng cần duy trì cân nặng hợp lý, tránh để béo phì, điều trị tận gốc các bệnh lý gây tăng áp lực vùng chậu.

Các biện pháp phòng tránh 

Một số biện pháp phòng tránh mà bạn nên biết:

  • Tránh làm việc nặng nhọc trường diễn.
  • Đối với việc sinh đẻ:
  • Không nên mang thai và đẻ quá nhiều lần.
  • Nếu đang mang thai thì nên rèn luyện thể lực mỗi ngày (như các bài tập Kegel); cùng chế độ ăn hợp lý cho bà bầu để tránh xảy ra tình trạng sa tử cung; cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.
  • Không nên để sản phụ chuyển dạ hay rặn đẻ quá lâu.
  • Sau sinh không được lao động nặng quá sớm (không được dưới 6 tháng sau sinh).
  • Tránh để bị táo bón, cần uống nhiều nước; ăn nhiều rau xanh và chế biến thức ăn dễ tiêu.
  • Nếu có những biểu hiện đau tức; khó chịu vùng dưới hay táo bón; ho mãn tính kéo dài hoặc nhìn; sờ thấy khối sinh dục thì nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị.
  • Tránh quan hệ tình dục mạnh và với tần số nhiều khi biết hoặc đang điều trị sa sinh dục.

Sa sinh dục không gây nguy hiểm cho tính mạng chúng ta nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống thường ngày và đời sống tình dục cho nữ giới, vì vậy hãy chú ý đến sức khỏe của mình, luôn đảm bảo một cuộc sống lý tưởng cho bản thân các cô gái nhé!

Trang Nhà đất Sóc Trăng xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi. Chúc các bạn luôn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.

Nguồn: suckhoegioitinh.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *