Khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, nhiều người ngay lập tức bỏ đồ ngọt, ăn hoa quả, chỉ ăn rau thay thịt …Một trong những nguyên nhân khiến bạn khó kiểm soát đường huyết là do điều trị bệnh tiểu đường sai cách. Nếu bạn hoặc người quen đang điều trị căn bệnh này, bạn cần hiểu những sai lầm thường gặp và cách khắc phục để kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê 10 sai lầm mà bệnh nhân đái tháo đường thường mắc phải và đưa ra giải pháp khắc phục.
Mục lục
Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường hay đái tháo đường, là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường. Do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không chuyển hóa các chất bột đường từ thực thẩm bạn ăn vào hằng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Do đó gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu. Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.
- Tiểu đường típ 1: người mắc bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin. Tiểu đường típ 1 hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ chiếm dưới 10% số người mắc bệnh.
- Tiểu đường típ 2: những người bị tiểu đường típ 2 bị đề kháng với insulin. Nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Khoảng 90% đến 95% người bị tiểu đường trên thế giới là típ 2.
Top 10 sai lầm ăn uống của người mắc bệnh tiểu đường
Mắc bệnh vì ăn quá nhiều đường
Sự thật: Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường rất đa dạng và phức tạp. Ngoài yếu tố gene thì béo phì, hút thuốc, căng thẳng… cũng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Một trong những biện pháp quan trọng. giúp phòng tránh bệnh tiểu đường là thiết lập thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống hợp lí. Chứ không chỉ đơn thuần là không ăn hay ăn ít đường. Với bệnh nhân đái tháo đường, nếu không thể thay đổi những thói quen xấu trong sinh hoạt thường ngày, rất khó đạt được kết quả khả quan trong việc kiểm soát đường huyết.
Không được ăn đồ ngọt
Sự thật: Bệnh nhân tiểu đường nên cân nhắc thành phần và tổng lượng calo của mỗi món ăn. Hầu hết các thực phẩm ngọt đều chứa đường, ví dụ bánh quy, nước ngọt… Những món ăn này sẽ làm tăng đường huyết nên phải kiểm soát.
Tuy nhiên, có một số thực phẩm dùng những chất tạo ngọt như aspartame, sodium cyclamate… Dù chúng có vị ngọt nhưng lượng calo lại bằng 0. Với những thực phẩm này, bạn có thể ăn lượng vừa phải. Hơn nữa, với một số thực phẩm như cơm trắng hay bánh bao, dù không có vị ngọt. Nhưng sau khi tiêu hóa, tinh bột trong các thực phẩm đó sẽ chuyển hóa thành đường glucose. Vì vậy, không nên ăn nhiều.
Không ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao
Bệnh nhân tiểu đường lưu ý, không nên chọn lựa thực phẩm dựa theo chỉ số đường huyết (GI) một cách mù quáng. Mà phải kiểm soát cả chỉ số tải đường huyết GL (glycemic load). GI (glycaemic index) là chỉ số cho biết tốc độ tăng đường huyết sau ăn của một thực phẩm, được xếp theo thang điểm từ 1 đến 100. Thực phẩm có chỉ số GI cao được hấp thụ nhanh hơn thực phẩm có chỉ số GI thấp và trung bình.
GL (glycemic load) là chỉ số hấp thụ tinh bột khi vào cơ thể, 1 đơn vị GL tương đương 1 g đường glucose. Thực phẩm có GL và GI thấp giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Ví dụ, chỉ số GI của dưa hấu và bánh quy soda đều là 72. Nhưng lượng carbohydrate trong 100 g thực phẩm lại khác nhau rõ rệt. Trong 100 g bánh quy chứa 76 g carbohydrate, chỉ số GL của món này rơi vào khoảng 55. 100 g dưa hấu chỉ chứa khoảng 7 g carbohydrate, chỉ số GL là 5. Vậy, ăn dưa hấu tốt hơn bánh quy.
Không được ăn hoa quả
Sự thật: Hầu hết các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp và tải lượng đường huyết không cao. Vậy nên những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn lượng hoa quả vừa phải. Hiệp hội Bệnh tiểu đường Mỹ cho rằng những người bị tiểu đường có thể ăn hoa quả. Tuy nhiên, người bệnh không nên uống nước ép hoa quả. Vì nước ép thường làm mất đi một vài chất xơ; khiến phản ứng đường huyết cao hơn so với trái cây nguyên quả.
Ăn mướp đắng chữa bệnh
Sự thật: Hầu hết các nghiên cứu về việc hạ đường huyết bằng mướp đắng hiện nay đều không chỉ ra sự khác biệt đáng kể. Còn việc mướp đắng có thể hạ đường huyết, chữa bệnh tiểu đường hay không, hiện vẫn chưa có kết luận chuẩn xác. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt y lệnh dùng thuốc; và kiểm soát đường huyết của bác sĩ, ăn uống điều độ. Không nên tin tưởng một cách mù quáng vào các bài thuốc dân gian lưu truyền trên mạng xã hội.
Ăn sữa chua giúp phòng chống bệnh
Sự thật: Sữa chua là nguồn cung cấp canxi dồi dào. Mặc dù trong sữa chua có đường, nhưng so với cùng một lượng carbohydrate. Tốc độ tăng đường huyết của sữa chua chậm hơn rất nhiều so với cơm trắng và bánh bao. Vậy nên, ăn sữa chua mỗi ngày là lối sống lành mạnh; hoàn toàn có thể áp dụng với người bị bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, mỗi ngày ăn một cốc sữa chua liệu có thể phòng ngừa được bệnh tiểu đường hay không vẫn là một ẩn số. Hơn nữa, một số nghiên cứu phát hiện sữa chua giúp kiểm soát đường huyết đều nói rằng mỗi một ngày nên dùng một khẩu phần khoảng 28 g sữa chua là đủ. Một hộp sữa chua nhỏ ở Trung Quốc có trọng lượng khoảng 100 g; gấp 4 lần lượng sữa chua được khuyến cáo. Ngoài ra, lượng đường trong sữa chua khá cao nên bạn cần lưu ý không nên ăn quá nhiều.
Chất tạo ngọt sẽ gây ra bệnh
Sự thật: Các chất tạo ngọt như aspartame, sodium cyclamate…Có thể tạo vị ngọt nhưng gần như không chứa calo và không làm tăng đường huyết. Vì vậy, chất tạo ngọt là một sản phẩm thay thế rất tốt dành cho các bệnh nhân đái tháo đường. Nếu người bệnh muốn ăn đồ ngọt nhưng lại sợ tăng đường huyết; các thực phẩm có chất tạo ngọt thực sự là lựa chọn không tồi.
Ăn các loại thực phẩm không đường
Sự thật: “Không đường” không đồng nghĩa với việc không có carbohydrate hoặc calo. Tiêu chuẩn tem nhãn dinh dưỡng Trung Quốc quy định, nếu một thực phẩm được ghi là “không đường”, yêu cầu hàm lượng đường trong 100 g hoặc 100 ml, không được vượt quá 0, 5 g.
Rất nhiều thực phẩm mệnh danh là “sản phẩm không đường”, như bánh quy không đường, ngũ cốc không đường, bột củ sen không đường…Dù chúng không chứa đường nhân tạo (đường saccharose, hay còn được gọi với nhiều tên như đường kính; đường ăn, đường cát, đường trắng, đường nấu, đường mía, đường phèn; đường củ cải, đường thốt nốt…). Nhưng vẫn chứa nhiều tinh bột, thậm chí còn cho thêm siro tinh bột, siro glucose và siro ngô maltose. Những thành phần này làm tăng lượng đường trong máu với tốc độ không kém đường trắng chúng ta ăn hằng ngày, vì vậy không nên ăn quá nhiều.
Chỉ ăn rau xanh và không ăn thịt
Sự thật: Bệnh nhân tiểu đường nên lưu ý đến chế độ ăn uống điều độ hàng ngày. Nếu không ăn thịt sẽ khiến cơ thể thiếu chất đạm, dẫn tới tình trạng giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Hiệp hội Bệnh tiểu đường Mỹ cũng cho rằng protein đóng vai trò vô cùng quan trọng; đối với sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Nên cần dung nạp đủ lượng protein vào cơ thể mỗi ngày. Nguồn protein tốt gồm thịt nạc, các loại đậu…
Ăn ít hoặc không ăn bữa chính
Sự thật: Nhiều người bệnh cho rằng kiểm soát đường là không ăn bữa chính, hoặc chỉ ăn một lượng nhỏ, điều này hoàn toàn sai lầm. Kiểm soát chế độ ăn uống là điều chỉnh tổng lượng calo dung nạp mỗi ngày. Sẽ không hợp lý nếu chỉ đơn thuần kiểm soát một loại thực phẩm. Bên cạnh đó, kiểm soát quá mức cũng có thể dẫn tới tình trạng đường huyết thấp hoặc suy dinh dưỡng. Vì vậy, nên cân bằng chế độ ăn uống theo cách điều độ, hợp lý.
Không nên lựa chọn các thực phẩm đã qua gia công tinh chế như gạo trắng mịn, thay vào đó nên lựa chọn ngũ cốc thô (gạo lứt, gạo đen, khoai) hay các loại đậu… làm thực phẩm chính. Đồng thời, chú ý kết hợp thực phẩm thô, mịn với nhau, như thêm gạo đen vào gạo trắng hay đậu vào mì trắng.
Nguồn: vnexpress.net