Posted on 131  

Suy thận hay còn gọi là bệnh thận giai đoạn cuối là tình trạng bệnh lý mà thận hoạt động chậm hơn 15% so với bình thường. Suy thận được xếp vào loại suy thận cấp, bệnh tiến triển nhanh và tự khỏi. Suy thận mạn tính phát triển chậm và thường không thể hồi phục. Các triệu chứng có thể bao gồm sưng chân, mệt mỏi, nôn mửa, chán ăn và lú lẫn. Các biến chứng của suy mạn tính cũng bao gồm các bệnh như: bệnh tim, huyết áp cao và thiếu máu. Với bệnh thận mãn tính, chức năng thận bị suy giảm. Để duy trì chức năng thận, kéo dài thời gian lọc máu và hạn chế biến chứng của bệnh, cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý. Hãy theo chúng tôi để tìm hiểu thêm nhé.

Bệnh suy thận mạn là gì?

Bệnh suy thận mạn là gì?

Suy thận mạn là hậu quả cuối cùng của các bệnh thận- tiết niệu mạn tính làm chức năng thận suy giảm dần dần tương ứng với số lượng nephron của thận bị tổn thương và mất chức năng không hồi phục. Suy thận mạn gây ra mức lọc cầu thận giảm, rối loạn điện giải, tăng huyết áp, thiếu máu mạn tính

Bệnh có thể tiến triển dần dần và nặng lên theo từng đợt và cuối cùng dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối, lúc này hai thận mất chức năng hoàn toàn đòi hỏi phải điều trị thay thế thận như lọc máu, ghép thận,… tốn kém rất nhiều tiền của và gây mệt mỏi chán nản cho người bệnh

Vì vậy suy thận mạn tính cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để cải thiện triệu chứng của bệnh đồng thời kéo dài thời gian chuyển thành suy thận giai đoạn cuối, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh

Nên bổ sung đầy đủ chất 

Nên bổ sung đầy đủ chất 

Chế độ dinh dưỡng của những người mắc bệnh thận mạn rất quan trọng để tránh các chất độc hại hoặc các chất không cần thiết càng khiến tình trạng tổn thương của thận thêm nặng nề.  Người bệnh suy thận cần được cung cấp năng lượng như người bình thường từ 1.500-2.000kcal/ngày, giúp duy trì hoạt động cơ thể, xây dựng cơ bắp, cũng như các hệ cơ quan của cơ thể.

Nếu không cung cấp đủ năng lượng cơ thể sẽ lấy protein từ cơ bắp, sinh ra chất thải nitơ làm tăng gánh nặng cho thận nhiều hơn. Tuy nhiên trước khi lọc thận, người bị bệnh thận mạn phải áp dụng chế độ ăn giảm đạm bởi sử dụng đạm nhiều sinh ra urê, urê bị tích tụ lại cơ thể khi thận bị suy.

Chính vì vậy, khi mắc bệnh thận mạn ở giai đoạn 3-4 cần hạn chế đạm, ở mức khoảng 0,6-0,8 g/kg/ngày. Trong khẩu phần ăn nên sử dụng nguồn đạm từ thịt gà, cá, trứng, hạn chế sử dụng đạm từ thịt đỏ như bò, chó… Ngoài đạm động vật cũng có thể dùng các loại đạm có nguồn gốc thực vật như đậu nành, đậu xanh.

Không nên ăn nhiều những thực phẩm có chất Kali và phốt pho cao

Không nên ăn nhiều những thực phẩm có chất Kali và phốt pho cao

Bên cạnh năng lượng của chất đạm, người bị suy thận mạn cũng cần chú ý tới các nguyên tố vi lượng và vitamin vì chúng có tác động tới sự tiến triển của bệnh. Chất kali bị ứ đọng trong cơ thể, lượng kali cao có thể làm tim loạn nhịp và có thể dẫn tới ngừng tim đột ngột; gây tử vong bất cứ lúc nào mà không hề có dấu hiệu báo trước.

Vì vậy người bị suy thận mạn cần hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng kali cao cam; chuối; nho đào; chanh; bưởi; dâu… thay vào đó nên sử dụng các loại trái cây chứa ít kali hơn như táo; lê; dưa hấu; đu đủ; nhãn; xoài… Các loai hạt khô như đậu phộng; hạt dẻ; hạt điều; ô mai; sôcôla chứa hàm lượng kali cao gấp 10 lần chuối nên người suy thận mạn cần đặc biệt nên tránh các loại hạt này.

Nguyên nhân gây suy thận mạn do uống rượu nhiều, ăn chế độ ăn nhiều canxi gây lắng đọng canxi tạo ra sỏi thận. Phốt-pho ít được lọc qua thận nhân tạo, phốt -pho có trong hầu hết các loại thức ăn; nhất là các loại chứa nhiều chất đạm như sữa. Phốt- pho trong máu tăng, làm tăng hoạt động tuyến cận giáp, cùng với canxi bám đóng vào thành mạch máu vì vậy người bệnh suy thận mạn cần hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều phốt pho như sữa; pho mát; lòng đỏ trứng; các loại rau cỏ khô; thịt; thức ăn nhanh, phô mai; ngao sò…

Không nên ăn mặn

Không nên ăn mặn

Với người suy thận, ăn nhạt giúp lượng nước giữ lại trong cơ thể ít, lượng muối đào thải qua thận ít đi. Khi cả 2 thận bị suy muối không được loại bỏ và ứ lại trong cơ thể, lúc đó hiện tượng phù, tăng huyết áp xuất hiện gây suy tim, ứ nước trong phổi và tổn thương các mạch máu. Vì vậy phải hạn chế muối tối đa để tránh tăng huyết áp.

Các biện pháp giảm lượng muối ăn vào: không dùng các loại nước chấm như mắm; nước tương, các loại dưa muối; cá khô. Không nêm thức ăn bằng muối và các loại hạt nêm có chứa muối và bột ngọt. Không dùng các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích; bate; giò chả thịt; giăm bông; thịt hun khói; phô mai các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc đông lạnh. Không dùng các loại snack, khoai tây chiên. Hạn chế sử dụng các loại nước sốt, súp cô đặc; hạn chế ăn hàng quán. Để ăn ngon miệng hơn nên dùng các loại rau gia vị hành ngò; hoặc các loại hạt nêm thành phần không muối.

Không uống bia rượu hay những thứ kích thích

Không uống bia rượu hay những thứ kích thích

Các đồ uống có chất kích thích như rượu; bia; nước chè; cà phê… những đồ ăn có tính kích thích như: ớt; hạt tiêu; tỏi; mù tạt… cũng nên hạn chế cho người bị suy thận vì chúng có thể gây kích thích, tăng huyết áp, tăng nhịp tim. Một lưu ý quan trọng nữa là bệnh nhân suy thận tuyệt đối không được hút thuốc lá: vì thuốc lá có chứa nhiều hóa chất có hại; làm tăng huyết áp; làm rối loạn lipid và gây co thắt động mạch.

Nên sử dụng các thực phẩm có tính lợi tiểu như uống nước ngô non luộc, các loại nước rau.

Bên cạnh chế độ ăn hợp lý, người bệnh cần có thời gian nghỉ ngơi, tránh hoạt động quá sức vì người bệnh suy thận mạn thể trạng rất yếu, luôn trong tình trạng thiếu năng lượng do đó nên nghỉ ngơi nhiều và hoạt động nhẹ nhàng để đảm bảo sức khỏe. Uống thuốc đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ đồng thời chữa dứt các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, đau khớp hay các bệnh mạn tính khác vì tất cả các bệnh này không chữa đều ảnh hưởng đến thận.

Trang Nhà đất Sóc Trăng xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *